TƯ VẤN MUA BÁN, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (được gọi tắt với cái tên M&A, tên đầy đủ là Mergers and Acquisitions) là là việc sáp nhập và mua bán các doanh nghiệp trên thị trường thông qua các hình thức giao dịch vốn và tài chính.

1. CÁC HÌNH THỨC DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

Các hình thức M&A tương đối đa dạng bao gồm: Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, mua lại phần hoặc vốn góp của doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và chia, tách doanh nghiệp. Trong đó, hình thức M&A tiêu biểu nhất trên thị trường hiện nay là góp vốn vào doanh nghiệp và mua lại cổ phần hoặc vốn góp của doanh nghiệp mục tiêu.

Cụ thể từng hình thức của mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ diễn ra trên thị trường như sau:

  • Góp vốn vào doanh nghiệp:Quá trình góp vốn thông thường sẽ góp vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phần phát hành đối với công ty cổ phần. Mục tiêu nhằm tăng vốn điều lệ của công ty.
  • Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông công ty:Đây là hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, nó không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp hoặc cổ phần của doanh nghiệp.
  • Sáp nhập doanh nghiệp:Đây là hình thức sử dụng khi kết hợp một hoặc một số công ty vào một công ty khác. Nó được thực hiện trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.
  • Hợp nhất doanh nghiệp:Là hình thức 2 hoặc nhiều công ty kết hợp thành một công ty mới. Toàn bộ các công ty trên sẽ chấm dứt tồn tại và hình thành công ty mới trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.
  • Chia tách doanh nghiệp:Là hình thức đặc thù sử dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, nó giúp đạt được mục tiêu kiểm soát doanh nghiệp thông qua quá trình giảm quy mô doanh nghiệp.
  1. CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC KHI MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP
  • Kiểm tra, rà soát về hoạt động tài chính của doanh nghiệp
  • Kiểm tra, rà soát về hoạt động thương mại của doanh nghiệp
  • Kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
  • Kiểm tra, rà soát hồ sơ thuế của công ty
  • Kiểm tra, đánh giá các hoạt động có liên quan khác
  • Định giá và thương lượng giá trị mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi thực hiện chuỗi công việc kiểm tra và rà soát, các bên tham gia quá trình mua bán và sáp nhập công ty sẽ tiến hành định giá toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp. Cuối cùng đưa ra mức giá chốt để tiến hành giao dịch.

  1. CÁC BƯỚC THÀNH TIẾN HÀNH

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn​

Bước 2: Ký hợp đồng và chuẩn bị hồ sơ

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ và gửi hồ sơ cho khách hàng ký

Bước 4: Thay mặt khách hàng thực hiện nộp hồ sơ

Bước 5: Theo dõi, xử lý hồ sơ và nhận kết quả

Bước 6: Bàn giao giấy tờ